Sập thờ có ở Việt Nam từ những thế kỷ XVII. Tuy nhiên, khi nói đến sập thờ thì nhiều người vẫn chưa biết sập thờ là gì? Nó được hình thành và phát triển như thế nào. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết sập thờ từ bao giờ nhé!

Sập thờ là gì? | Lịch sử hình thành và phát triển của sập thờ gỗ

Sập là thờ gì? Có từ niên đại nào?

Theo các nhà sưu tầm về sập thờ thì chiếc sập thờ có niên đại sớm nhất (giữa thế kỷ XVII) được tìm thấy ở đình Phú Thượng thuộc quận Tây Hồ (Hà Nội). Sập có kích thước lớn hơn chiếc giường đôi bình thường chút ít, có độ cao khoảng 40 cm, bố cục đơn giản, mặt lát ván sơn then, xung quanh cũng là ván bưng kín. Chiệc sập thờ này có điều đặc biệt là hình trang trí nổi với họa tiết rồng, phượng, đặc biệt là hệ thống đao mác được chạm một cách hết sức mạnh mẽ, dứt khoát và như một chuẩn mực của nghệ thuật đương thời.

Sập thờ là gì? Lịch sử hình thành và phát triển

Chiếc sập thờ điển hình (to ngang sập gỗ hiện tại) được làm vào đời Chính Hòa (1680-1705) bằng chất liệu đá ở trước cửa điện thờ chính đền vua Đinh (Hoa Lư – Ninh Bình). Để tạo thế uy nghi cho sập, người đương thời đã tạc thêm hai con rồng bó hai bên, nhằm tạo thế tay ngai. Chiếc sập này cũng được gọi là vân sàng hay long sàng với trên mặt là một con rồng khá lớn, trung tâm là đầu và thân uốn vòng quanh. Rồng được bố cục chặt chẽ, phần nào quy phạm, nhưng nhiều khi nó không tuân thủ những quy định, cụ thể là các móng chân lúc thì mang dáng móng chim ưng, lúc lại như bàn tay người, thậm chí có chân tới 6 ngón.

Sập thờ là gì? | Lịch sử hình thành và phát triển của sập thờ gỗ

Sập thờ là gì và ý nghĩa tâm linh của sập thờ

Có thể nghĩ con rồng này tượng trưng cho bầu trời mây, chủ của nguồn nước phồn thực. Kết hợp với nó là đường diềm rất đẹp, bốn phía được chạm nổi những biểu tượng liên quan tới nước như đôi rồng chầu cụm vân xoắn ốc tỏa đao mác, hình cá, tôm, chuột nước, thiên nga rất sống động. Mặt đứng của sập thờ được bố trí một đường diểm lá sõi trong tư thế kênh tạo cho thân sập ở mặt trước mang tính điêu khắc rất cao với những ô chữ nhật trang trí nổi hình các linh thú chạy về ô trung tâm là hoa cúc.

Vào thế kỷ XIX để cân xứng với đền vua Đinh, thì ỏ đền vua Lê cũng làm sập đá ở hai vị trí tương tự. Song, những sập này khá thấp và giá trị nghệ thuật không cao. Thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở nhiều di tích trên đất Bắc có sập đá, nó được làm để phục vụ cho tế lễ. Một ví dụ cụ thể như chiếc sập khá lớn được kê dọc trên sân trước của chùa BỐI Khê (Thanh Oai – Hà Tây). Sập này có chiều dài trên 4m và chiều rộng xấp xỉ 2m, được chạm nổi rất kỹ các đề tài linh vật. Song, nó cũng khó đạt được là một hiện vật chuẩn mực về nghệ thuật.

Ý nghĩa tâm linh của sập thờ

Cũng thời này tại các phủ, điện lớn (như phủ Giầy – Nam Định), để thay thế cho những bệ tượng thờ riêng biệt, hay để đặt được nhiều đồ thờ đồ lễ trên cùng một mặt bằng tại cung cấm người ta đã làm những sập gỗ cao thấp không nhất định, tuỳ theo nơi đó có bệ xây hay không. Thông thường những chiếc sập thờ này được sơn son thếp vàng (hầu hết phủ hoàn kim) với các đề tài tứ linh, hổ phù, thao thiết cùng hoa lá cách điệu và biểu tượng tự nhiên v.v…

Chiếc sập thờ được coi là vật dụng của thần, song cũng mang ý nghĩa để cao, hợp với ý thức tôn sùng của người đương thời (chúng tôi chưa muốn đề cập tới những sập thờ của nghệ thuật phục vụ cung đình. Chẳng hạn như ở Thế Miếu – Huế).

Để hiểu kỹ hơn về sập thờ là gì hãy liên hệ ngay số 0975.806.686 để được các chuyên gia về sập thờ bàn thờ tư vấn chi tiết. Cũng như việc lựa chọn sập thờ như thế nào cho hợp phong thủy gia đình nhà bạn.

Tin liên quan: